Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp là hình thức vay phù hợp với doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Vậy hình thức vay vốn này là gì? Điều kiện và thủ tục vay vốn như thế nào? Doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và có quyết định chính xác nhất nhé!
Xem thêm:
Nắm vững được điều kiện, thủ tục vay vốn doanh nghiệp không thế chấp giúp doanh nghiệp thực hiện khoản vay hiệu quả.
1. Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp là gì?
Vay vốn doanh nghiệp không thế chấp (vay tín chấp) là hình thức vay vốn không yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ thực hiện phê duyệt khoản vay dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ, lịch sử giao dịch tín dụng, năng lực tài chính,…
Các lợi ích mà hình thức vay vốn không thế chấp mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Thời gian huy động vốn nhanh;
- Đa dạng hạn mức vay vốn;
- Linh hoạt sử dụng nguồn vốn;
- Không bị ràng buộc lợi ích;
- Không cần tài sản đảm bảo, giúp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp;
- Dễ tiếp cận nguồn vốn (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ).
Vì không có tài sản đảm bảo cụ thể nên ngân hàng sẽ dựa vào uy tín tín dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá rủi ro của khoản vay không thế chấp.
Các khoản vay kinh doanh không có tài sản bảo đảm thường phù hợp với các doanh nghiệp có mục tiêu vay vốn để giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn như: Vốn lưu động, mua hàng tồn kho hoặc giải quyết các chi phí kinh doanh trước mắt. Ngoài ra, hình thức cho vay doanh nghiệp không thế chấp thường là lựa chọn ưu tiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều tài sản giá trị làm tài sản đảm bảo. .
2. Lợi ích của vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Dưới đây là những lợi ích của vay vốn doanh nghiệp không thế chấp:
- Không cần tài sản đảm bảo: Một trong những ưu điểm chính của sản phẩm vay tín chấp là không cần tài sản thế chấp hoặc tài sản để đảm bảo khoản vay. Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ không có tài sản đảm bảo hoặc đã dùng tài sản đảm bảo để thế chấp cho khoản vay khác vẫn có thể tiếp cận vốn vay.
- Thời gian huy động vốn nhanh: Các khoản vay không thế chấp thường có quy trình phê duyệt nhanh hơn so với các khoản vay có tài sản đảm bảo do tiết kiệm được thời gian các thủ tục (ký kết hợp đồng đảm bảo; đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền),…
- Linh hoạt sử dụng nguồn vốn: Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn cho đa dạng mục đích kinh khác nhau như vốn lưu động, mở rộng, tiếp thị hoặc giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn, mang lại sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn.
- Không bị ràng buộc lợi ích: Doanh nghiệp sẽ không phải chia quyền quản lý, điều hành tổ chức hoặc lợi tức cho ngân hàng khi thực hiện khoản vay không thế chấp.
- Bảo toàn tài sản: Vì không có tài sản thế chấp nên doanh nghiệp không có nguy cơ mất tài sản nếu gặp khó khăn trong việc trả nợ. Điều này có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp có tài sản hạn chế.
Vay vốn kinh doanh không thế chấp sở hữu nhiều lợi điểm như không yêu cầu tài sản đảm bảo, huy động vốn nhanh, đơn giản, kỳ hạn vay dài, doanh nghiệp không bị ràng buộc lợi ích,...
3. Điều kiện vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện vay vốn khác nhau. Thông thường, điều kiện vay vốn không thế chấp sẽ bao gồm các yêu cầu sau:
- Khách hàng là chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hợp pháp;
- Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng,…
- Một số điều kiện khác tùy theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ. Nếu có nhu cầu vay vốn tại BIDV, khách hàng có thể liên hệ qua hotline 1900 9248 hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch gần nhất để được cán bộ ngân hàng tư vấn hỗ trợ về điều kiện vay vốn cụ thể.
4. Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp không thế chấp sẽ khác nhau theo từng ngân hàng, phần thông tin chung sẽ bao gồm:
- Thẻ CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện diện doanh nghiệp còn hiệu lực pháp lý;
- Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe của người đại diện doanh nghiệp;.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp của tổ chức;
- Tờ khai thông tin kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu của từng ngân hàng;
- Bằng chứng thể hiện địa điểm kinh doanh;
- Ảnh chụp địa điểm kinh doanh;
- Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của từng ngân hàng.
Điều kiện và hồ sơ vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
5. Quy trình vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Doanh nghiệp thực hiện vay vốn không thế chấp có thể tham khảo quy trình 5 bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký tư vấn vay không thế chấp: Bắt đầu quá trình bằng cách đăng ký tư vấn vay thông qua đường link trực tuyến hoặc đường dây nóng của ngân hàng;
- Bước 2: Nhận cuộc gọi tư vấn từ cán bộ ngân hàng: Nhân viên tư vấn sẽ hướng dẫn quy trình đăng ký khoản vay không thế chấp, giải quyết các thắc mắc và cung cấp những thông tin về các sản phẩm vay vốn của doanh nghiệp.
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn ngân hàng để chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Tài liệu rõ ràng và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phê duyệt hồ sơ vay vốn.
- Bước 4: Phê duyệt khoản vay: Các ngân hàng cho vay vốn không thế chấp sẽ phê duyệt khoản vay cho khách hàng.
- Bước 5: Giải ngân tự động: Sau khi được phê duyệt, ngân hàng sẽ chuyển tiền vay vào tài khoản đã đăng ký của doanh nghiệp.
6. Hạn mức và thời gian giải ngân vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Hạn mức và thời gian giải ngân vay vốn doanh nghiệp không thế chấp có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các khía cạnh khác nhau.
Hạn mức sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng: Ngân hàng sẽ dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro, từ đó xác định hạn mức cho vay phù hợp. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả và có trách nhiệm, ngân hàng sẽ xét duyệt một mức hạn mức cho vay cao.
- Xếp hạng tín dụng nội bộ: Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hạn mức cho vay. Ngân hàng sẽ đánh giá các yếu tố như điểm tín dụng, tài chính doanh nghiệp và lịch sử trả nợ để thiết lập hạn mức vay phù hợp.
- Doanh thu kinh doanh: Số tiền doanh nghiệp có thể vay cũng sẽ gắn liền với doanh thu của công ty. Ngân hàng có thể đặt ra hạn mức dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng năm của doanh nghiệp.
- Chính sách của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính sách riêng về hạn mức cho vay không thế chấp. Một số ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay doanh nghiệp nhỏ với hạn mức thấp hơn, trong khi số khác có thể cho vay với hạn mức lớn hơn.
Thời gian giải ngân cũng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Quy trình đăng ký: Các khoản vay doanh nghiệp không thế chấp thường có quy trình đăng ký đơn giản, dẫn đến thời gian phê duyệt nhanh hơn. Một số ngân hàng có thể phê duyệt đơn đề nghị vay trong vòng vài phút đến vài ngày.
- Chứng từ: Thời gian giải ngân vốn có thể bị ảnh hưởng bởi việc doanh nghiệp cung cấp các chứng từ cần thiết kịp thời như thế nào. Việc nộp hồ sơ nhanh chóng và chính xác có thể đẩy nhanh quá trình giải ngân.
- Chính sách của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính sách riêng về thời gian giải ngân. Một số ưu tiên chuyển tiền nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tài chính cấp bách của doanh nghiệp, trong khi những ngân hàng khác có thể tuân theo khung thời gian quy định nên lâu hơn.
Hạn mức và thời gian giải ngân vay vốn doanh nghiệp không thế chấp sẽ thay đổi dựa vào nhiều yếu tố.
7. Lãi suất vay doanh nghiệp không thế chấp mới nhất
Mức lãi suất vay doanh nghiệp không thế chấp sẽ thay đổi tuỳ theo chính sách của ngân hàng và quy định chung của ngân hàng nhà nước. Khách hàng nên liên hệ trực tiếp ngân hàng để nhận được tư vấn chính xác nhất về mức lãi suất hiện hành.
8. Lời khuyên từ ngân hàng khi vay vốn doanh nghiệp không thế chấp
Để thực hiện vay vốn doanh nghiệp không thế chấp hiệu quả, khách hàng có thể tham khảo những lưu ý sau:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt tất cả các hồ sơ cần thiết, bao gồm báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh và bất kỳ giấy tờ nào khác liên quan đến đơn đề nghị vay.
- Thông tin thống nhất, chính xác: Việc cung cấp thông tin nhất quán và chính xác trên tất cả các tài liệu sẽ củng cố uy tín cho doanh nghiệp khi vay vốn. Sự khác biệt thông tin trong hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị có thể ảnh hưởng đến việc phê duyệt khoản vay.
- Có phương án vay vốn hiệu quả: Trước khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp nên xác định mục đích của khoản vay, đánh giá số tiền cần thiết và có kế hoạch thanh toán phù hợp. Một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả thể hiện sự nhạy bén về tài chính của doanh nghiệp và nâng cao khả năng được ngân hàng phê duyệt khoản vay.
- Liên hệ vay trực tiếp ngân hàng: Việc tránh các bên trung gian sẽ giúp đơn giản hóa quy trình, đảm bảo rằng đơn đề nghị vay của doanh nghiệp được gửi chính xác và kịp thời. Tương tác trực tiếp với ngân hàng cho phép hiểu rõ hơn về các điều khoản và điều kiện liên quan đến khoản vay.
- Lựa chọn đơn vị cho vay uy tín: Các đơn vị uy tín thường có quy trình chuyên nghiệp, có những sản phẩm cho vay đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt, cán bộ ngân hàng với kiến thức tài chính dày dặn sẽ đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, phương án vay vốn,... Đây là những yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay nhanh chóng, giảm tối thiểu lãi khoản vay.
Với vị thế là ngân hàng lâu đời nhất Việt Nam (thành lập từ năm 1957), BIDV là lựa chọn đáng tin cậy cho các khoản vay doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện, thủ tục vay vốn doanh nghiệp không thế chấp được cập nhật mới nhất. Nếu cần hỗ trợ, doanh nghiệp vui lòng truy cập website www.bidv.com.vn hoặc liên hệ với BIDV qua hotline 1900 9248, các điểm giao dịch BIDV trên toàn quốc để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.