Tư vấn phù hợp, giải đáp kịp thời

Bảo đảm đầu tư

  • Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ các quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có một số nội dung chính như sau:
    • Bảo đảm quyền sở hữu tài sản: Tài sản của nhà đầu tư trong mọi trường hợp không bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính;
    • Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh: Không bắt buộc nhà đầu tư phải ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước hay phải đáp ứng tỉ lệ nội địa hóa; không giới hạn giá trị và tỉ lệ xuất nhập khẩu.
    • Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài (i) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (ii) Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; (iii) Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    • Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật: Nhà đầu tư được lựa chọn tiếp tục áp dụng quy định cũ hoặc áp dụng quy định mới tùy thuộc vào quy định nào ưu đãi hơn. Trường hợp không thể áp dụng quy định cũ vì lý do quốc phòng, an ninh thì được Nhà nước đền bù, khắc phục hậu quả.

Căn cứ pháp lý: Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 20 Luật Đầu tư 2020

Ưu đãi đầu tư

  • Nhà nước Việt Nam áp dụng các hình thức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư: (i) thuộc các ngành nghề ưu đãi đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện tử- cơ khí, nông lâm ngư nghiệp, giáo dục, y tế, …; (ii) tại địa bàn ưu đãi đầu tư như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; (iii) có quy mô vốn trên 6000 tỷ đồng, dự án tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên…
  • Các hình thức ưu đãi đầu tư:
    • Miễn, giảm hoặc áp dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp;
    • Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, hàng hóa, vật tư để thực hiện dự án;
    • Miễn giảm tiền thuê đất, thuế đất, phí sử dụng đất.

Căn cứ pháp lý: Điều 10 đến Điều 13 Điều 20 Luật Đầu tư 2020; Điều 19, Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

  • Thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam (Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.)
    • Nhược điểm: Thủ tục đầu tư qua nhiều bước, cần nhiều thời gian hơn so với hình thức Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu.
    • Ưu điểm: Minh bạch, rõ ràng; NĐTNN tham gia quản lý, sở hữu doanh nghiệp ngay từ đầu.
  • Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu)
    • Ưu điểm: Thủ tục đầu tư đơn giản hơn, nhanh hơn so với hình thức “Thành lập pháp nhân mới”; Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu
    • Nhược điểm: Cần thời gian và chi phí để tìm hiểu, đánh giá và định giá DN Việt Nam hiện hữu mà NĐT tham gia góp vốn.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC : Các nhà đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)  nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP: Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP 2020)

Căn cứ pháp lý: Điều 22 đến Điều 28 Luật Đầu tư 2020, Luật PPP 2020

  • Công ty TNHH một thành viên

Công ty chỉ có một tổ chức/cá nhân làm Chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Là công ty trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa không quá 50 thành viên.

  • Công ty cổ phần là công ty có các đặc điểm sau:
    • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
    • Có tối thiểu 03 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đổng sáng lập bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày thành lập, chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác hoặc cho người khác nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
  • Công ty hợp danh là công ty có các đặc điểm sau:
    • Có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh) và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
    • Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Căn cứ pháp luật: Luật Doanh nghiệp 2020

  • Trường hợp (1): Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), gồm các dự án đầu tư trong đó có NĐTNN tham gia thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam hoặc tham gia hợp đồng BBC.
  • Trường hợp (2): Dự án (thành lập pháp nhân mới hoặc dự án BCC) của Tổ Chức Kinh Tế (TCKT) Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, bao gồm TCKT:
    • (A) Có NĐTNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (VĐL) hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với TCKT là công ty hợp danh (DN F1); hoặc
    • (B) Có DN F1 nắm giữ trên 50% VĐL (DN F2); hoặc
    • (C) Có NĐTNN và DN F1 nắm giữ trên 50% VĐL (DN F2).

Theo Luật Đầu tư năm 2020, về cơ bản quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) bao gồm 02 thủ tục (i) Chấp thuận chủ trương đầu tư và (ii) Cấp GCNĐKĐT:

  • Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
    • Thầm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư: Tùy theo mức độ, tính chất quan trọng của dự án đầu tư mà cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư là:
      • Quốc hội: đối với những dự án gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như: điện hạt nhân, sử dụng đất rừng quốc gia, rừng phòng hộ, di dân tái định cư từ 20.000 người ở vùng núi, 50.000 người ở vùng khác trở lên.
      • Thủ tướng Chính phủ: đối với các dự án quan trọng như: cảng biển, cảng hàng không, khai thác dầu khí…hoặc các dự án khác có quy mô từ 5000 tỷ đồng trở lên.
      • UBND cấp tỉnh: đối với các dự án được Nhà nước giao đất trực tiếp, không qua đấu thầu, dự án có chuyển đổi việc sử dụng đất, dự án thuộc danh mục hạn chế chuyển giao công nghệ.
    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT (đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT)/Ban quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT nơi DN đặt trụ sở chính.
    • Thời hạn xử lý:
      • Xin chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: tối đa 35 ngày Sở KHĐT/Ban QL các KCN phải thông báo kết quả cho NĐT.
      • Xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: các cơ quan liên quan có trách nhiệm trình Thủ tướng phê duyệt sau khoảng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sở của NĐT.
      • Xin chủ trương đầu tư của Quốc hội: thời hạn xử lý thường kéo dài do phải qua các bước Bộ KH&ĐT báo cáo để Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước, sau đó trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
    • Thời hạn cấp GCNĐKĐT (sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư): Cơ quan chủ trì cấp GCNĐT trong vòng 05 ngày sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Thủ tục Đăng ký đầu tư : Áp dụng với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư nêu trên
    • Thời hạn xử lý: Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
    • CQNN tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT: Sở KH&ĐT (đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT)/Ban quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính

Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Đầu tư 2020.

a) Trường hợp phải thực hiện thủ tục Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

  • Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà:
    • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN tại tổ chức kinh tế (TCKT) kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với NĐTNN;
    • Việc góp vốn, chuyển nhượng vốn dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐTNN, TCKT có vốn ĐTNN thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 trong DN Việt Nam từ trên 50% trở lên, bao gồm: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐTNN từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐTNN khi NĐTNN đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong TCKT.
    • NĐTNN góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của TCKT có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
  • TCKT quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào TCKT khác.
    • Trường hợp này NĐT và DN thực hiện hai thủ tục theo 2 bước như sau:
      • Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
        • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT/Ban quản lý các KCN nơi DN đặt trụ sở chính. Đối với trường hợp có Giấy chứng nhận sử dụng đất, khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
        • Thời hạn xử lý: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
      • Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN):
        • Trường hợp được Sở KH&ĐT chấp thuận và gửi Thông báo đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, DN có NĐTNN tham gia đầu tư sẽ dựa vào đó để tiến hành các thủ tục thay đổi GCNĐKDN.
        • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở KHĐT/Ban quản lý các KCN nơi DN đặt trụ sở chính.
        • Thời hạn xử lý: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

b) Trường hợp không phải thực hiện thủ tục Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: DN chỉ phải tiến hành thủ tục thay đổi GCNĐKDN.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 23, Điều 26 Luật Đầu tư 2020; Khoản 3, 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

  • Nhìn chung, có 4 loại thuế phổ biến, áp dụng đối với hầu hết các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam:
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
    • Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
    • Thuế thu nhập cá nhân:
    • Thuế nhà thầu nước ngoài: Gồm thuế TNDN và thuế GTGT đối với tổ chức có hoặc không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh cụ thể, có thể áp dụng các loại thuế khác như:
    • Thuế tiêu thụ đặc biệt;
    • Thuế tài nguyên;
    • Thuế nhập khẩu;
    • Thuế xuất khẩu;
    • Thuế bảo vệ môi trường.
  • Từ 01/01/2016, thuế suất thuế  Thu nhập doanh nghiệp phổ thông là 20%.
  • Riêng đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất từ 32%-50%, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%.

Căn cứ pháp luật: Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC

Kết quả gợi ý
Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Συμπληρωματικό περιεχόμενο
${loading}