Thẻ tín dụng phụ là loại thẻ tín dụng được cấp kèm theo thẻ chính mà không cần chứng minh thu nhập. Vậy loại thẻ này phù hợp với ai và cần lưu ý gì khi sử dụng? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về loại thẻ này, từ đó có quyết định chính xác nhất trước khi mở thẻ tín dụng phụ.
1. Có nên mở thẻ tín dụng phụ?
Thẻ tín dụng phụ là loại thẻ được cấp kèm theo thẻ tín dụng chính và dùng chung hạn mức với thẻ chính. Ngân hàng không yêu cầu khách hàng chứng minh thu nhập khi mở thẻ tín dụng phụ, tuy nhiên, thẻ phụ sẽ bị chỉ được phát hành khi có sự đồng ý của chủ thẻ chính.
Việc chủ thẻ chính đồng ý mở thẻ tín dụng phụ cho người thân có nghĩa là chủ thẻ chấp nhận cho chủ thẻ phụ dùng chung hạn mức tín dụng đã được ngân hàng cấp. Thông thường, một thẻ tín dụng chính được mở từ 2 - 3 thẻ tín dụng phụ đối với thẻ cá nhân và không giới hạn đối với thẻ doanh nghiệp.
Ngoài việc sở hữu các tính năng tương tự thẻ tín dụng chính, thẻ phụ cũng nhận được các tiện ích, khuyến mại từ Ngân hàng hoặc các tổ chức thẻ như: Hoàn tiền, tích điểm chi tiêu, tích dặm, giảm giá khi thanh toán dịch vụ,…
Thẻ tín dụng phụ giúp người thân của bạn chi tiêu linh hoạt và bạn cũng dễ dàng kiểm soát tài chính của họ
2. So sánh thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ
Giống nhau:
- Thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ đều có các tính năng như nhau: Chi tiêu trước - trả tiền sau, rút tiền mặt, trả góp 0%,...
- Cả 2 loại thẻ đều được hưởng các chính sách ưu đãi giống nhau như: Hoàn tiền, tích điểm chi tiêu, tích dặm bay, giảm giá khi mua sắm,...
Khác nhau: Ngoài những đặc điểm giống nhau trên thì thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ sẽ có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Nội dung
|
Thẻ tín dụng chính
|
Thẻ tín dụng phụ
|
Điều kiện về tuổi
|
Khách hàng trong độ tuổi từ 15 trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, có thu nhập ổn định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị phù hợp với quy định của ngân hàng.
|
Chủ thẻ tín dụng phụ đủ 15 tuổi trở lên
|
Điều kiện mở thẻ
|
Chứng minh thu nhập hay có tài sản/hợp đồng bảo hiểm/lịch sử du lịch để đánh giá được khả năng chi trả
|
Chỉ cần mở dựa vào thẻ tín dụng chính, thủ tục đơn giản.
|
Phí phát hành thẻ
|
Miễn phí
|
Miễn phí
|
Phí thường niên
|
Dao động từ 100.000 - 30.000.000 VNĐ và có thể được miễn phí khi đạt hạn mức chi tiêu.
|
Theo biểu phí từng thời kỳ, thường sẽ thấp hơn mức phí thường niên của thẻ chính.
|
Hạng thẻ
|
Hạng thẻ chính và hạng thẻ phụ giống nhau do cùng 1 sản phẩm thẻ
|
Tương tự như thẻ chính.
|
Hạn mức tín dụng
|
Hạn mức thẻ tín dụng chính được ngân hàng cấp khi mở thẻ và có thể nâng hạn mức trong quá trình sử dụng.
|
Hạn mức thẻ tín dụng phụ được cố định kể từ khi phát hành. Hạn mức thẻ tín dụng phụ được chia sẻ từ thẻ tín dụng chính.
|
Hiệu lực sử dụng
|
5 năm kể từ ngày phát hành thẻ
|
Theo hiệu lực của thẻ chính
|
Lưu ý: Thông tin trong bảng so sánh ở trên chỉ có tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ theo chính sách của ngân hàng tại từng thời kỳ.
Phí sử dụng thẻ tín dụng phụ thấp hơn khá nhiều so với thẻ tín dụng chính
3. Ai nên mở thẻ tín dụng phụ?
Chủ thẻ chính có thể dễ dàng đăng ký mở thẻ phụ cho người thân như cha mẹ, vợ hoặc chồng và con cái,... Đây là lựa chọn phù hợp giúp chủ thẻ dễ dàng hỗ trợ, kiểm soát chi tiêu của người thân.
Tuy nhiên, chủ thẻ cần lưu ý: Mở thẻ tín dụng phụ có lợi ích nhưng cũng có điểm hạn chế gồm:
- Hạn mức tín dụng san sẻ giữa chủ thẻ chính và thẻ phụ: Người sử dụng thẻ phụ sẽ được chi tiêu thoải mái trong hạn mức mà ngân hàng cấp. Do đó, chủ thẻ chính cần theo dõi việc chi tiêu của thẻ phụ để kiểm soát tài chính và có kế hoạch thanh toán dư nợ phù hợp.
- Rủi ro rò rỉ thông tin: Nếu chủ thẻ tín dụng phụ là người chưa có đủ kinh nghiệm sử dụng thẻ thì có rủi ro rò rỉ thông tin. Do đó, chủ thẻ chính nên hướng dẫn người thân cách sử dụng đúng và có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Đảm bảo được 2 điều trên thì thẻ tín dụng phụ sẽ là “cánh tay phải" đắc lực cho gia đình!
4. Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng phụ
4.1. Điều kiện mở thẻ tín dụng phụ
Mở thẻ tín dụng phụ phụ khá dễ dàng vì chủ thẻ phụ không cần chứng minh thu nhập. Điều kiện mở thẻ tín dụng phụ sẽ khác nhau tùy theo chính sách và yêu cầu của từng ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu chủ thẻ tín dụng phụ cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Có cha/mẹ hoặc anh, chị… sở hữu thẻ tín dụng chính. Mỗi chủ thẻ chính cá nhân được phát hành tối đa 03 thẻ phụ;
- Đảm bảo đủ từ 15 tuổi trở lên.
- Tùy vào quy định của từng ngân hàng sẽ có thêm một số các quy định khác.
Điều kiện mở thẻ tín dụng phụ rất đơn giản nếu khách hàng có người thân sở hữu thẻ tín dụng chính
4.2. Thủ tục mở thẻ tín dụng phụ
Thủ tục mở thẻ tín dụng phụ có thể khác nhau tại từng ngân hàng. Thông thường, khách hàng sẽ cần chuẩn bị một số hồ sơ sau:
- Bản gốc và bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
- Bản sao y công chứng của sổ hộ khẩu để chứng minh chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ có mối quan hệ nhân thân.
- Đơn xin phát hành thẻ phụ theo mẫu của từng ngân hàng.
5. Quy trình mở thẻ tín dụng phụ
Khi mở thẻ tín dụng phụ, khách hàng cần thực hiện trực tiếp tại phòng giao dịch của ngân hàng bởi đơn đăng ký phát hành thẻ phụ cần có chữ ký của chủ thẻ chính.
Quy trình mở thẻ tín dụng phụ tại quầy thường được thực hiện như sau:
- Bước 1: Khách hàng mang theo CCCD/CMND và những giấy tờ cần thiết đến chi nhánh ngân hàng gần nhất.
- Bước 2: Khách hàng yêu cầu cán bộ ngân hàng cấp mẫu đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng phụ.
- Bước 3: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào đơn đăng ký mở thẻ phụ và nộp lại đơn và hồ sơ cho cán bộ ngân hàng.
- Bước 4: Cán bộ ngân hàng sẽ giúp khách hàng kiểm tra các thông tin sau khi điền và thông báo hoàn tất mở thẻ. Sau đó, khách hàng cung cấp thông tin về địa điểm và thời gian nhận thẻ tín dụng phụ để ngân hàng sẽ chuyển phát đến tận nơi ở/làm việc của khách hàng sau khoảng 5 - 14 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục mở thẻ.
6. Lời khuyên để sử dụng thẻ tín dụng phụ hiệu quả
Để sử dụng thẻ tín dụng phụ hiệu quả, chủ thẻ nên lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo an toàn thông tin: Để tránh rủi ro không mong muốn khi bị lộ thông tin thẻ, khách hàng nên chú ý các nguyên tắc bảo mật như: Không cho người khác sử dụng thẻ, tránh mua hàng trên những website không uy tín và tuyệt đối không chia sẻ thông tin thẻ cho bất kỳ ai,…
- Thanh toán số tiền đã chi tiêu đúng hạn: Mọi giao dịch của thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ đều được tính chung vào dư nợ của thẻ chính. Chủ thẻ chính thường là người chịu trách nhiệm thanh toán dư nợ ở cả 2 thẻ. Tuy nhiên, nếu trường hợp chủ thẻ chính không đảm bảo khả năng thanh toán thì trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thẻ phụ.
- Kiểm soát thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể kiểm soát thẻ phụ bằng cách yêu cầu ngân hàng cấp hạn mức sử dụng cho thẻ tín dụng phụ. Việc kiểm soát giúp chủ thẻ chính quản lý chặt chẽ thẻ phụ trong chi tiêu và đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ.
- Tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký mở thẻ phụ: Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách và điều kiện hoạt động cho thẻ phụ khác nhau. Vì vậy, trước khi mở bạn cần dành thời gian tìm hiểu. Đặc biệt các vấn đề có liên quan như: Phí thường niên, dịch vụ sao kê sử dụng thẻ của mỗi thẻ,…
- Kiểm soát thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể kiểm soát thẻ phụ bằng cách yêu cầu ngân hàng cấp hạn mức sử dụng cho thẻ tín dụng phụ. Việc kiểm soát giúp chủ thẻ chính quản lý chặt chẽ thẻ phụ trong chi tiêu và đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ.
Bạn cần kiểm soát việc chi tiêu của thẻ phụ để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán
Xem thêm:
Hiện nay, BIDV đang có chương trình miễn phí phát hành thẻ tín dụng phụ cùng với nhiều ưu đãi khi sử dụng thẻ. Khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng phụ hoặc tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ thẻ tín dụng có thể truy cập website www.bidv.com.vn hoặc liên hệ với BIDV qua hotline 1900 9247, các điểm giao dịch BIDV trên toàn quốc để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.