Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán, công cụ quản lý tài chính của cả cá nhân và doanh nghiệp. Xem ngay thông tin chi tiết để hiểu rõ về sản phẩm này nhé.
Trong thời đại công nghệ số, thẻ tín dụng không chỉ là phương tiện thanh toán, công cụ quản lý tài chính của cá nhân mà còn là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều ngân hàng đã mạnh dạn đưa ra thị trường sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp nhằm mang tới cho nhóm khách hàng này một giải pháp thanh toán và quản lý chi tiêu toàn diện, chủ động, an toàn và minh bạch.
1. Khái niệm thẻ tín dụng doanh nghiệp
Thẻ tín dụng doanh nghiệp là một loại thẻ tín dụng được ngân hàng phát hành dành cho doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng thẻ nằm trong hạn mức tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp hoặc dựa trên giá trị tài sản bảo đảm của doanh nghiệp.
Căn cứ trên hạn mức tín dụng thẻ được cấp, doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một số cá nhân sử dụng thẻ vào các mục đích chi tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân được ủy quyền sẽ đứng tên trên một thẻ phụ liên kết với hạn mức tín dụng thẻ của doanh nghiệp và chi tiêu trong phạm vi hạn mức được doanh nghiệp quy định.
2. Mục đích của thẻ tín dụng doanh nghiệp
Phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp; tuy nhiên, so với hình thức vay và giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ giải ngân hoặc hồ sơ tạm ứng thì sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp chủ động hơn rất nhiều.
Mỗi lần quẹt thẻ là một lần giải ngân mà không cần xuất trình chứng từ với ngân hàng.
Việc sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc thanh toán các lĩnh vực đòi hỏi thủ tục kế toán phức tạp như thanh toán chi phí quảng cáo online, vé máy bay – taxi…
Đặc biệt nếu chủ động tính toán được thời điểm giao dịch và thời điểm trả nợ, doanh nghiệp còn có thể tận dụng được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng với thời gian miễn lãi tối đa đến 45 ngày.
3. Điều kiện phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp
Tùy từng ngân hàng mà điều kiện mở thẻ tín dụng cho doanh nghiệp sẽ khác nhau. Thông thường, để đảm bảo cạnh tranh, các ngân hàng không công khai các điều kiện cụ thể.
Tuy nhiên do bản chất thẻ tín dụng doanh nghiệp là cấp tín dụng cho doanh nghiệp thông qua thẻ nên về cơ bản cũng sẽ tuân thủ các điều kiện về cấp tín dụng cho doanh nghiệp, ví dụ như:
- Thời gian thành lập của doanh nghiệp
- Doanh thu trong các tháng gần nhất tính đến thời điểm được xem xét cấp hạn mức thẻ tín dụng
- Doanh nghiệp không có nợ xấu
- Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, không bị mất cân đối vốn trong thời điểm gần nhất đăng ký...
4. Lợi ích của thẻ tín dụng doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tiết kiệm thời gian huy động tiền mặt, thanh toán chính xác số tiền cho đối tác. Các khoản chi của một doanh nghiệp thường có giá trị lớn nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để huy động được nguồn tiền mặt đáp ứng, việc quản lý số lượng tiền mặt lớn cũng thường xuyên gây nhầm lẫn hoặc thất thoát.
- Quản lý chi tiêu hiệu quả: Loại thẻ này sẽ tách bạch được những khoản chi tiêu của cá nhân và doanh nghiệp. Mọi khoản chi tiêu sẽ được ngân hàng lưu lại và gửi sao kê cho doanh nghiệp khi gần tới hạn, đặc biệt các giao dịch chi tiêu cá nhân và chi tiêu công được tách bạch với mô tả rõ ràng, do đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi được đầy đủ thông tin các khoản chi và mục đích sử dụng.
- Giảm thiểu rủi ro tiền mặt: Sở hữu thẻ tín dụng, người sử dụng thẻ của doanh nghiệp sẽ tránh được những tình huống bị cướp giật hay đánh rơi tiền trên đường khi di chuyển.
- Nhận các ưu đãi, khuyến mãi từ ngân hàng, tổ chức thẻ và đối tác: Khi phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi thường xuyên từ ngân hàng, tổ chức thẻ và các đối tác để khuyến khích dùng thẻ.
5. Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp
Xét về bản chất, thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân chỉ khác nhau ở đối tượng được cấp tín dụng còn việc sử dụng thẻ là giống nhau, do đó chủ thẻ tín dụng doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng thẻ như sau:
- Kiểm tra để đảm bảo đã nhận thẻ theo đúng đăng ký
- Ký vào ô chữ ký ở mặt sau thẻ giống với chữ ký đã đăng ký với ngân hàng ngay sau khi nhận thẻ và sử dụng chữ ký này khi thực hiện giao dịch
- Bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, số CMTND… và các thông tin thẻ như số thẻ, tháng hết hạn, số xác thực CVX, CVV2, PIN…
- Bảo quản thẻ cẩn thận, tuyệt đối không đưa thẻ cho người khác để tránh nguy cơ lộ thông tin bảo mật thẻ, thẻ bị đánh cắp, dẫn đến bị lợi dụng thực hiện các giao dịch gian lận.
- Gọi ngay tới Trung tâm chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ khi phát hiện thẻ bị mất cắp, thất lạc, bị thu giữ (bởi ATM hoặc tổ chức/cá nhân khác) hoặc nghi ngờ bị lợi dụng.
- Nếu không nhận được sao kê tài khoản thẻ tín dụng, hãy gọi ngay tới số Hotline ngân hàng để yêu cầu nhận sao kê.
Hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã triển khai thẻ tín dụng doanh nghiệp BIDV Visa Business có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với các sản phẩm tương đồng trên thị trường.
Nếu như thẻ tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng khác đều khống chế số lượng thẻ phụ tối đa thì với BIDV Visa Business, doanh nghiệp có thể đề nghị phát hành không giới hạn số lượng thẻ phụ cùng hạn mức tín dụng lên tới 5 tỷ đồng. Như vậy BIDV đang là 1 trong 2 ngân hàng chào hạn mức tín dụng thẻ doanh nghiệp cao nhất thị trường.
Khi đề nghị phát hành thẻ tín dụng, phí thường niên, phí giao dịch và lãi suất cũng là điều chủ thẻ luôn cân nhắc. Tuy nhiên với thẻ tín dụng doanh nghiệp BIDV Visa Business, khách hàng hoàn toàn yên tâm vì mức phí giá vô cùng cạnh tranh.
Đơn cử nếu so sánh với một số ngân hàng lớn thuộc khối Big 4, lãi suất dao động từ 15-17%, cá biệt một số ngân hàng TMCP nhỏ hay ngân hàng nước ngoài, con số lên tới 27% nhưng tại BIDV, mức lãi suất vô cùng hấp dẫn với 16%/năm và phí dừng ở mức 2.1% doanh số giao dịch.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo tại đây
|
Xem thêm: