Ngân hàng mở là một loạt quy định được Cơ quan Cạnh tranh và thị trường (CMA) kêu gọi cải cách cách thức mà các ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc cung cấp thông tin tài chính. Ở châu u, quy định đó còn được gọi là Chỉ thị Dịch vụ thanh toán 2 (PSD2).
Open Banking còn được biết tới với cái tên Dữ liệu ngân hàng mở. Dữ liệu này chính là dữ liệu cá nhân và tài chính (bao gồm cả đối tác tài chính) của khách hàng. Các ngân hàng và tổ chức tài chính cho phép bên thứ ba quyền truy cập và kiểm soát các dữ liệu này dựa trên sự đồng ý của khách hàng về điều khoản dịch vụ khi sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến. Bên thứ ba ở đây thường là các công ty khởi nghiệp công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến.
Các dữ liệu ngân hàng mở có khả năng được dùng trong việc so sánh thông tin xác thực tài khoản, lịch sử giao dịch tài chính và tổng hợp dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng. Từ đó, bên thứ ba có thể tạo ra chương trình tiếp thị hoặc xác thực giao dịch, cập nhật sửa đổi, thay đổi tài khoản thay mặt khách hàng.
Open Banking mở ra cơ hội phát triển cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty khởi nghiệp công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến
Open banking được phát triển dựa trên nền tảngcông nghệ mã nguồn mở API (Application Programming Interface - ứng dụng giao diện lập trình). Công nghệ này cho phép các bên thứ ba truy cập vào dữ liệu mở hay truy cập bảo mật đến các dữ liệu đóng của một tổ chức khi được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
Mục đích chính của API hoạt động trong Open banking là giúp kết nối các tài khoản của khách hàng và cho phép truy cập, truy xuất và đối chiếu các giao dịch giữa tổ chức tài chính với khách hàng để đảm bảo tính xác thực thông qua giao diện lập trình ứng dụng.
Không khó để đoán được rằng các ngân hàng sẽ sớm ứng dụng ngân hàng mở vào phát triển mô hình kinh doanh mới. Đó gần như là kết quả xuất phát từ nhu cầu khách quan, đặc biệt là xu thế phát triển của ngành tài chính - ngân hàng.
Trong mô hình kinh doanh mới này, ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ thông qua Open API (giao tiếp lập trình ứng dụng mở) và cùng các đối tác xây dựng một hệ sinh thái nhằm thỏa mãn yêu cầu của người dùng. Việc ngân hàng và các nhà phát triển bên thứ ba thúc đẩy làm việc với nhau thông qua Open API của ngân hàng là yếu tố góp phần cải thiện trải nghiệm tài chính của khách hàng một cách mạnh mẽ.
Năm 2018 được đánh dấu là cột mốc khởi đầu cho "kỷ nguyên ngân hàng mở" (Open Banking) với những tiềm năng to lớn trong việc thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, tiếp thị, kiểm soát rủi ro và mở ra cơ hội đột phá cho ngành ngân hàng.
Năm 2018 được xem là năm bắt đầu của kỷ nguyên ngân hàng mở
Theo khảo sát của Tập đoàn IDC đối với 146 ngân hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 70% số ngân hàng mở tăng phạm vi tiếp cận khách hàng của họ và 40% trong số này nhận thấy các luồng doanh thu trực tiếp/gián tiếp thay đổi trong ngân hàng mở và họ có khả năng sẽ gia tăng tính mở của ngân hàng vào những năm tới.
Trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia hiện đã có chiến lược và chính sách cụ thể để xây dựng hệ thống khung pháp lý làm cơ sở cho việc ứng dụng Open Banking nhằm khai thác tiềm năng bởi đây là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại.
Có không ít doanh nghiệp trên thế giới đã vận dụng ngân hàng mở nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu hơn cho khách hàng. Sync, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London - Anh, đã cho phép người dùng quản lý tất cả tài khoản tài chính của họ từ các ngân hàng khác nhau trên cùng một ứng dụng.
Tại Trung Quốc, một ví dụ cho việc ngân hàng mở được thúc đẩy là sự tích hợp giữa ngân hàng số WeBank và Wechat - một ứng dụng nhắn tin, truyền thông xã hội và thanh toán di động đa năng nổi tiếng của Trung Quốc. Nhờ sự tích hợp này, khách hàng có thể sắp xếp cuộc hẹn, chuyển tiền và gọi taxi với Wechat thay vì sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau.
Sự tích hợp giữa WeBank và WeChat tại Trung Quốc là ví dụ cho thấy ngân hàng mở đang được thúc đẩy phát triển
Việt Nam là một trong số các quốc gia thức thời và sớm vạch ra chiến lược để đặt nền tảng và khai thác tiềm năng của ngân hàng mở. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 52-NQ/TW về việc Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.
Đây chính là nền tảng để các bộ, ban, ngành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và công nghệ số để bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
Việt Nam đang từng bước xây dựng nền tảng để khai thác và phát triển tiềm năng ngân hàng mở
Ngân hàng Nhà nước cũng bước đầu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện khung pháp lý để quản lý hoạt động Open Banking theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg, theo đó nghiên cứu, xây dựng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện chương trình ứng dụng Open API là một trong số nhiệm vụ trọng tâm.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu để ban hành chuẩn dữ liệu mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng cũng như cộng đồng Fintech hướng tới một hệ thống ngân hàng mở. Mục đích không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số mà còn tạo sân chơi bình đẳng trong hệ thống các ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại cũng đã nhận thức được tiềm năng, thách thức cũng như nhu cầu cấp thiết phải đáp ứng yêu cầu của hệ sinh thái ngân hàng mở. Để không bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngân hàng đều đang chủ động xây dựng kế hoạch đón bắt xu thế của ngành.
Ngân hàng mở đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của các dịch vụ ngân hàng - tài chính:
Open Banking có ý nghĩa quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của ngành tài chính - ngân hàng
Ngân hàng mở là cơ hội để người dùng có quyền kiểm soát và sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của mình. Điều này đặc biệt có liên quan khi nói đến việc tùy biến và cá nhân hóa sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ngân hàng mở nhằm mục đích cho phép cá nhân quản lý tiền và thông tin an toàn hơn. Với việc sử dụng API, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc tăng cường bảo mật vì có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, độ dài và phạm vi.
Open Banking cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Bên thứ ba, thường là các startups công nghệ với hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, nay có thể truy cập một cách an toàn vào dữ liệu tài chính của người dùng. Theo đó, bên thứ 3 có thể sử dụng dữ liệu về giao dịch tài chính để tối ưu hóa dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp với từng khách hàng.
Nhờ ngân hàng mở, bên thứ ba có thể đào sâu phân tích hành vi khách hàng và tối ưu hóa dịch vụ của họ để phục vụ khách hàng tốt hơn
Khi khai thác tiềm năng và xây dựng dịch vụ ngân hàng mở, các ngân hàng, tổ chức tài chính và bên thứ ba cần quan tâm 5 yếu tố tối quan trọng:
Mối quan tâm và sở thích tiêu dùng của khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng ngân hàng mở
Ngân hàng mở đem đến cho khách hàng đa dạng dịch vụ và tiện ích với nhiều ưu điểm vượt trội.
Ngân hàng mở cung cấp cho khách hàng đa dạng các tiện ích và giao diện trực quan
Ngân hàng mở được các chuyên gia dự báo sẽ sớm trở thành xu hướng bởi hình thức này đem lại nhiều lợi ích và sự cải tiến cho cả người dùng và ngân hàng.
Người dùng sẽ được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mở:
Ngân hàng mở đem lại trải nghiệm tài chính tốt hơn cho các khách hàng
Không chỉ người dùng, ngân hàng cũng được hưởng nhiều lợi ích khi xây dựng mô hình ngân hàng mở:
Open Banking góp phần nâng cấp chất lượng dịch vụ và trải nghiệm, từ đó giúp ngân hàng thu hút và dành được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng
Trên thực tế, ngân hàng mở vẫn tồn tại một số rủi ro. Trong đó, rủi ro lớn nhất liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Rủi ro chủ yếu tập trung vào sự cởi mở của chính ngân hàng mở. Các đối tác thường cung cấp các kịch bản để hợp tác với ngân hàng nhưng có rất ít đầu ra về khả năng cốt lõi để kiểm soát rủi ro.
Tuy nhiên, song song với rủi ro vẫn là các giải pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho người dùng. Các ngân hàng nên xem xét và chuẩn bị tốt cho các kịch bản ứng phó với các rủi ro về đầu vào, hiệu ứng cộng hưởng và các vấn đề không thể đoán trước, từ đó xây dựng các cơ chế phát hành và cách ly bền vững.
Không chỉ dẫn đầu và bứt tốc mạnh mẽ trên cuộc đua số hóa, BIDV còn đón bắt và thức thời trước xu hướng ngân hàng mở. Bên cạnh việc ra mắt BIDV SmartBanking thế hệ mới với trải nghiệm đồng nhất và liền mạch trên nhiều thiết bị, BIDV còn kết nối với hầu hết các công ty fintech, gần 1.000 nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra thị trường hơn 1.600 dịch vụ thanh toán chi tiêu cho khách hàng,...
Với BIDV SmartBanking thế hệ mới, người dùng được hưởng lợi từ trải nghiệm đồng nhất, liền mạch cùng hàng ngàn tiện ích, dịch vụ đi kèm
Ngày 29/11/2023, BIDV đã chính thức ra mắt hệ thống BIDV Open API (Application Programming Interface) – hệ sinh thái mở giúp tích hợp các dịch vụ ngân hàng vào các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số của khách hàng, qua đó cung cấp những giải pháp tài chính ưu việt và trải nghiệm dịch vụ liền mạch trên không gian số.
BIDV Open API (link website tại https://openapi.bidv.com.vn/devportal/) hiện có 15 gói API với các tính năng được sử dụng phổ biến bao gồm truy vấn thông tin ngân hàng, BIDV QR, eKYC khách hàng cá nhân, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, ví điện tử,…
Các đối tác có thể dễ dàng tìm hiểu, sáng tạo và tích hợp sản phẩm ngân hàng trên ứng dụng, nền tảng của mình.
Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục bổ sung các sản phẩm API mới như dịch vụ tài trợ thương mại, tín dụng, bảo lãnh,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
"Khách hàng là trọng tâm trong mọi quyết định chuyển đổi số của BIDV". Với tâm niệm đó, BIDV đang ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái số của mình để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đem lại giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho đối tác, khách hàng, và cộng đồng.
Ngân hàng mở đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho cả ba bên gồm người dùng, ngân hàng và bên thứ ba hợp tác cùng ngân hàng. Đây là xu thế đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư kỹ lưỡng về chiến lược, công nghệ,... để xây dựng và phát triển. Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về open banking và sử dụng dịch vụ của BIDV, quý khách hàng hãy truy cập tại đây hoặc liên hệ Hotline 1900 9247 để được tư vấn thêm.
Xem thêm:
Thanh toán và Quản lý dòng tiền
Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại
Bảo lãnh
BIDV E-pay
Thu chi hộ KBNN, BHXH
Ngân hàng số
Tài trợ Chuỗi cung ứng
Tín dụng
Ngoại hối và thị trường vốn
Tài khoản & Tiền gửi
Bảo hiểm
Tài trợ dự án
Hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngân hàng số Dễ dàng tra cứu và quản lý tài khoản cá nhân cùng Ngân hàng trực tuyến BIDV
Tiết kiệm Nâng tầm cuộc sống với ngập tràn ưu đãi cùng tiền gửi ngân hàng BIDV
Thẻ Tận hưởng và trải nghiệm những ưu đãi đẳng cấp và hấp dẫn cùng thẻ BIDV
Vay BIDV sẵn sàng cung cấp cho bạn khoản tiền bạn cần với sản phẩm cho vay cầm cố
Bảo hiểm
Chứng khoán Các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn với ưu đãi hết sức hấp dẫn
Chuyển & Nhận tiền Các dịch vụ Thanh toán & Chuyển khoản đáp ứng nhu cầu của bạn với ưu đãi hết sức hấp dẫn
Thanh toán Các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn với ưu đãi hết sức hấp dẫn
Dịch vụ công
Ngoại hối và thị trường vốn Đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ chuyển khoản đối với các đồng tiền của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
Ngân quỹ Các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn với ưu đãi hết sức hấp dẫn
© Bản quyền 2018 thuộc về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SĐT tiếp nhận: 19009247 (Cá nhân)/ 19009248 (Doanh nghiệp)/(+84-24) 22200588 - Fax: (+84-24) 22200399
SĐT gọi ra: 024 22200588/ 0822808588/ 0842152355/ 0763238588/ 0784132388/ 0357638588/ 0334282388/ 0357071080/ 0357041080/ 0764263180/ 0764860580/ 0942551080/ 0947591080
Email: bidv247@bidv.com.vn
Swift code: BIDVVNVX
Đăng ký email để nhận thông tin từ BIDV
Trang chủ
Cá nhân
Cá nhân cao cấp
Tuyển dụng