Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp là giải pháp giúp các công ty, tổ chức tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa trong các hoạt động giao dịch tài chính.
1. Tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp
Ngày nay, có không ít doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đang dần chuyển dịch sang giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử. Sự nhanh chóng, tiện lợi về tốc độ và thời gian giao dịch của E-banking là thứ mà các doanh nghiệp phát sinh hàng trăm giao dịch tài chính mỗi ngày luôn tìm kiếm.
1.1. Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp là gì?
Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp riêng cho đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp. Nhìn chung, ngoài những tiện ích đặc biệt, dịch vụ này cũng có một số tính năng cơ bản tương tự E-banking dành cho khách hàng cá nhân.
Ngân hàng điện tử hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính như chi trả lương nhân viên, thanh toán các khoản vay, quản lý tài chính,... thông qua các thiết bị có kết nối internet. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, bất kể là ngoài giờ hành chính hay ngày nghỉ, lễ, Tết.
Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp hỗ trợ các công ty, tổ chức thực hiện các giao dịch tài chính quan trọng 24/7, mọi lúc mọi nơi, không cần tới quầy giao dịch.
1.2. Tiện ích của ngân hàng điện tử dành cho doanh nghiệp
Nhờ E-Banking, các tác vụ liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp cần thực hiện sẽ trở nên đơn giản hơn. Doanh nghiệp có thể quản lý các biến động trong tài khoản dễ dàng, chuyển tiền mọi lúc mọi nơi hay hoàn tất các giao dịch khác qua internet chỉ trong vài phút thay vì di chuyển đến chi nhánh ngân hàng và chờ đợi hàng giờ đồng hồ để hoàn thành nhiệm vụ trên.
1.2.1. Quản lý tài khoản
Đối với doanh nghiệp, ngân hàng điện tử cung cấp các tính năng quản lý tài khoản như:
- Vấn tin đa dạng, có thể áp dụng đối với nhiều loại tài khoản với thông tin chi tiết.
- Sử dụng tiện ích “Đặt tên riêng tài khoản” để quản lý danh bạ tài khoản dễ dàng hơn.
- Có thể in giấy báo nợ hoặc báo cáo giao dịch cụ thể.
1.2.2. Chuyển tiền
Điểm đặc biệt ở tính năng chuyển tiền của E-Banking cho doanh nghiệp là khách hàng có thể chuyển khoản theo lệnh đơn lẻ hoặc theo file để cùng một lúc chuyển tiền cho nhiều tài khoản khác nhau. Nhờ tiện ích này, việc chi lương thưởng định kỳ của các công ty chỉ diễn ra trong vòng vài phút, tiết kiệm thời gian đáng kể cho bộ phận kế toán, thu chi của công ty đó.
Doanh nghiệp cũng có thể chuyển tiền tự động nhanh chóng tới các tài khoản trong và ngoài hệ thống của ngân hàng đó 24/7, không phải tốn công đi lại, sắp xếp thời gian vào giờ hành chính để ghé chi nhánh ngân hàng như cách giao dịch truyền thống.
1.2.3. Thanh toán
Doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán các hóa đơn định kỳ, hay thu hộ, chi hộ tự động tới nhiều tài khoản nhận qua dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây là cách để doanh nghiệp đảm bảo hoạt động thu chi tài chính của mình diễn ra theo đúng kế hoạch.
1.2.4. Tiền gửi và trả nợ khoản vay online
Doanh nghiệp có thể dễ dàng trả nợ các khoản vay ngân hàng thông qua E-banking, rút ngắn thời gian và giảm bớt thủ tục giấy tờ so với cách giao dịch truyền thống trước đây.
Bên cạnh đó, chỉ với vài lượt click qua ngân hàng điện tử, khách hàng doanh nghiệp cũng có thể gửi/rút tiết kiệm online với đầy đủ các loại kỳ hạn và lãi suất như khi gửi tiết kiệm tại quầy.
Tương tự E-banking dành cho khách hàng cá nhân, ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp cũng cho phép khách hàng gửi/rút tiền tiết kiệm online.
1.2.5. Nộp thuế nội địa và thuế hải quan online
Nhu cầu nộp thuế nội địa và thuế hải quan hàng năm của các doanh nghiệp thường rất lớn và mất nhiều thời gian xử lý. Tuy nhiên, với E-banking, doanh nghiệp có thể nộp thuế cho ngân sách Nhà nước bằng cách vấn tin online các dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan. Từ thông tin đó, khách hàng có thể tự tạo bảng kê thuế online.
Đây là cách giao dịch nộp thuế nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian nộp thuế và thúc đẩy tốc độ thông quan hàng hóa của chính doanh nghiệp đó.
1.2.6. Báo cáo giao dịch chuyên nghiệp
Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp hiện nay cung cấp dịch vụ báo cáo giao dịch thông minh và chuyên nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động xem và đánh giá từng trạng thái giao dịch, thuận tiện quản lý dòng tiền giữa các đơn vị thành viên và công ty mẹ hay dòng tiền của các đại lý…
Các báo cáo giao dịch tài chính từ ngân hàng điện tử giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền dễ dàng và chặt chẽ hơn.
1.2.7. Hỗ trợ và trợ giúp
Tiện ích này giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng bằng cách quản lý danh bạ người thụ hưởng theo các kênh thực hiện giao dịch. Đồng thời, khách hàng có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp và hoạt động điện tử qua chính tài khoản người dùng để tương tác trực tiếp qua hòm thư bảo mật.
2. Đăng ký ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp
Các tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử theo các cách sau đây.
- Cách 1: Đăng ký dịch vụ E-Banking ngay khi mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
- Cách 2: Trực tiếp đến chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng để yêu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp mình.
- Cách 3: Gửi thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ E-Banking thông qua website của ngân hàng.
Lưu ý: Để đăng ký sử dụng dịch vụ E-banking dành cho doanh nghiệp, người đại diện doanh nghiệp cần mang theo CMND/Hộ chiếu/thẻ căn cước và điền thông tin vào bản đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử có chữ ký của chủ tài khoản và mẫu dấu của tổ chức.
3. Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp an toàn không?
Nhìn chung, an toàn và bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử là 2 yếu tố được các ngân hàng lớn ưu tiên hàng đầu và thường xuyên nâng cấp với nhiều công nghệ bảo mật tiên tiến. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn, đòi hỏi khách hàng phải tự nâng cao cảnh giác.
3.1. Một số rủi ro chính khi sử dụng ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp
- Rủi ro gián đoạn giao dịch:
Do tính chất không ổn định của Internet, các giao dịch có thể bị gián đoạn, mất tín hiệu đường truyền, truyền dữ liệu chậm… Rủi ro này đôi khi không thuộc về ngân hàng mà do chất lượng/trục trặc kỹ thuật mạng internet của các doanh nghiệp.
- Nguy cơ bị đánh cắp thông tin doanh nghiệp:
Thông qua các hình thức lừa đảo, kẻ gian có thể sẽ cố gắng lừa doanh nghiệp tiết lộ những thông tin nhạy cảm hoặc cài những mã độc hại vào máy tính của doanh nghiệp để đánh cắp mật mã tài khoản.
Khi giao dịch qua ngân hàng điện tử, doanh nghiệp cần cảnh giác trước một số rủi ro về bảo mật.
3.2. Lưu ý khi sử dụng giúp đảm bảo an toàn
Để sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp một cách an toàn, khách hàng cần trang bị những kỹ năng cần thiết dưới đây:
- Bảo vệ kỹ mật khẩu, nên thay mật khẩu thường xuyên, không nhấn vào các đường link lạ.
- Nên sử dụng dịch vụ bảo mật OTP, nếu hacker biết tên tài khoản và mật khẩu cũng không thể đăng nhập được vào hệ thống tài khoản ID, bởi mỗi mã xác thực OTP chỉ có giá trị sử dụng một lần duy nhất.
- Đăng nhập ngân hàng điện tử bằng cách vào trực tiếp website của ngân hàng đó, không nên truy cập từ những đường link lạ, dùng các kết nối không đáng tin.
- Sau khi kết thúc phiên giao dịch nên ngay lập tức đăng xuất để đảm bảo an toàn
- Không dùng các chữ số quá đơn giản dễ nhớ khi đặt mật khẩu, nên kết hợp cả số, ký tự đặc biệt và chữ cái thường, chữ hoa.
- Khi phát hiện dấu hiệu bất thường như tài khoản bị trừ tiền không rõ nguyên nhân, hãy liên hệ ngay với ngân hàng qua số hotline để được hỗ trợ
- Không cung cấp/nhập mật khẩu tại bất cứ website nào không phải website chính thức của ngân hàng đó.
4. Dịch vụ ngân hàng số an toàn, tiện lợi cho doanh nghiệp của BIDV
Hiện nay, BIDV đã ra mắt và phát triển dịch vụ ngân hàng số cho doanh nghiệp. Ngoài việc kế thừa những tiện ích của ngân hàng điện tử, ngân hàng số BIDV còn cung cấp hệ sinh thái đa dạng với nhiều tính năng hữu ích khác dành cho khách hàng tổ chức.
4.1. Tính năng của BIDV iBank - ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
BIDV iBank là sản phẩm được thiết kế đa tính năng với giao diện hiện đại, hỗ trợ trải nghiệm người sử dụng qua Internet và mobile, đồng thời cho phép xử lý giao dịch theo nhiều cơ chế và cho phép khách hàng có thể kết nối trực tiếp với hệ thống kế toán nội bộ để đẩy lệnh thanh toán tới BIDV mà không cần soạn lệnh trực tiếp tại chương trình.
BIDV iBank đặc biệt được tích hợp với phần mềm kế toán của doanh nghiệp
BIDV iBank được trang bị nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ giao dịch và quản lý tài chính của doanh nghiệp như:
4.1.1. Dịch vụ tài chính:
- Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế và theo bảng kê
- Dịch vụ tài trợ thương mại
- Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn online
- Dịch vụ mua bán ngoại tệ online
- Dịch vụ công (Nộp NSNN, BHXH…)
4.1.2. Dịch vụ phi tài chính:
- Vấn tin tài khoản
- Vấn tin giao dịch chuyển tiền quốc tế
- Quản lý đơn vị chấp nhận thẻ
- Truy vấn báo cáo thu hộ
- Quản lý chứng từ chứa chữ ký số
4.1.3. Dịch vụ quản lý dòng tiền tập trung:
- Điều chuyển vốn tự động
- Kiểm soát dòng tiền
- Truy vấn báo cáo quản lý dòng tiền
Ngoài ra, ứng dụng Mobile App trên nền tảng đa kênh của BIDV iBank cho phép liên thông giao dịch giữa hai kênh Web-App với nhiều tính năng cơ bản và bổ sung nhiều tiện ích mới:
- Chuyển tiền trong nước
- Thanh toán hóa đơn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Thanh toán VietQR
- Cá thể hóa giao diện người dùng theo yêu cầu…
4.1.4. Dịch vụ khác: Giao dịch ngân hàng trên phần mềm kế toán MISA
Khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng BIDV iBank và phần mềm kế toán MISA SME.NET hoặc AMIS Kế toán, kế toán viên có thể giao dịch ngân hàng ngay trên phần mềm kế toán với đầy đủ chức năng của ngân hàng số như vấn tin tài khoản, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống BIDV, tự động ghi nhận số liệu phát sinh trên tài khoản tiền gửi ngân hàng tại BIDV,...
Dịch vụ này giúp kế toán doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khởi tạo các giao dịch, theo dõi công nợ hay sổ phụ ngân hàng, đồng thời, giảm sai sót khi không cần phải hạch toán hai lần như trước.
Việc tích hợp thành công BIDV iBank trên phần mềm kế toán MISA giúp kế toán viên của các doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các giao dịch ngân hàng.
4.2. Đăng ký dịch vụ ngân hàng số BIDV iBank cho doanh nghiệp
Theo quy định của BIDV, doanh nghiệp có thể đến các Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch BIDV gần nhất để đăng ký dịch vụ .
4.3. Nguyên tắc bảo mật của BIDV
BIDV hiểu rằng khách hàng luôn quan tâm đến bảo mật thông tin doanh nghiệp, do dó, BIDV cam kết:
- Luôn thực hiện việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, tuân theo các quy định của Pháp luật.
- Không tiết lộ thông tin của Quý khách cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trừ khi đã có thông báo và nhận được đồng ý của Quý khách hoặc theo quy định của pháp luật.
4.4. Các nguyên tắc bảo mật dành cho doanh nghiệp
Quý doanh nghiệp nên thận trọng trong việc sử dụng, luôn bảo vệ các thông tin tài khoản của doanh nghiệp bằng cách không chia sẻ, cung cấp hoặc tạo điều kiện cho người khác truy cập, sử dụng Tên sử dụng/Tên đăng nhập và/hoặc Mật khẩu của Quý khách.
Các nguyên tắc Quý doanh nghiệp nên tuân thủ gồm:
- Không tiết lộ tên sử dụng/tên đăng nhập và/hoặc mật khẩu với bất kỳ ai ngoài bộ phận chuyên môn liên quan đến tài chính trong công ty.
- Không nên viết hoặc sử dụng mật khẩu ở nơi mà mọi người có thể nhận biết và nhìn thấy được
- Khi lập mật khẩu, Quý doanh nghiệp không nên chọn thông tin dễ xác định như tên doanh nghiệp, ngày thành lập, số điện thoại,... hay một số ký tự, con số dễ nhận biết khác liên quan đến thông tin doanh nghiệp.
- Thoát khỏi hệ thống và trình duyệt khi rời khỏi máy tính.
- Khi nghi ngờ mật khẩu bị lộ, Quý doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu ngay lập tức.
Nhìn chung, ngân hàng điện tử là giải pháp giúp đơn giản hóa các hoạt động giao dịch và quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Là bước phát triển cao hơn của E-banking, dịch vụ ngân hàng số BIDV iBank hỗ trợ các doanh nghiêp vận hành một cách hiệu quả hơn. Để tìm hiểu thêm về ngân hàng số BIDV iBank dành cho doanh nghiệp, Quý khách hãy liên hệ Hotline 1900 9247 của BIDV hoặc truy cập tại đây.
Xem thêm: