Số 42/2014: BIDV chủ động, tích cực triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
Được sự tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tham gia Hội nghị với vai trò đồng tổ chức vừa chủ động đề xuất những ý kiến xung quanh nội dung Hội nghị. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu: “Từ kinh nghiệm triển khai Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 09/06/1997, ngay từ những ngày đầu tháng 5/2014, trước tình hình biển Đông căng thẳng, BIDV đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hội thảo, trao đổi trực tiếp với các hộ ngư dân, các doanh nghiệp kinh doanh nghề cá để đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản. Khi dự thảo Nghị định 67 được chấp bút, BIDV cũng là đơn vị tích cực nghiên cứu, tham gia ý kiến từ những ngày đầu và ngay sau khi Nghị định 67/2014/NĐ-CP được ban hành, BIDV đã có 01 chương trình hành động cụ thể nhằm góp phần đưa Nghị định nhanh chóng đi vào cuộc sống”.
Từ năm 1997, thực hiện Quyết định số 393/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, BIDV đã thực hiện cho vay đánh bắt xa bờ và khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão số 5 tại 15 tỉnh thành phố, trong đó có 10 tỉnh BIDV thực hiện cho vay cả hai chương trình trên. Tổng số tiền BIDV đã giải ngân là 470 tỷ đồng, bao gồm 294 tỷ đồng theo chương trình cho vay đánh bắt xa bờ và 176 tỷ đồng theo chương trình khắc phục hậu quả bão số 5. Là 01 trong 02 tổ chức thực hiện chủ trương cho vay đánh bắt xa bờ tại thời điểm đó, BIDV đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình biển Đông, ngày 28/5/2014, BIDV phối hợp với tỉnh Bình Định khởi xướng Chương trình “Chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”. Bằng kinh nghiệp thực tiễn, BIDV đã chủ động đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Với vai trò ngân hàng tiên phong trong thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngay từ khi còn dự thảo chính sách, BIDV đã chủ động nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp các ý kiến thiết thực để hoàn thiện Nghị định và các dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định. Đầu tháng 6/2014, BIDV đã phối hợp với Bộ NN&PTNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 2 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi (hai địa phương có đội tàu lớn nhất khai thác hải sản xa bờ tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa) tổ chức các buổi Tọa đàm, lấy ý kiến trực tiếp của bà con ngư dân, các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan về các chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ, chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ... BIDV cũng đã tham gia tích cực một số chương trình Hội thảo về các giải pháp phát triển thủy hải sản do Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức...
BIDV đã chủ động nghiên cứu xây dựng và đề xuất các chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản để sẵn sàng triển khai ngay khi Nghị định của Chính phủ có hiệu lực. Cụ thể: Đề xuất chương trình tín dụng 3.000 tỷ đồng đầu tư đội tàu và hỗ trợ chi phí khai thác hải sản xa bờ. Thực tế, từ đầu tháng 6/2014, BIDV đã triển khai cho vay vốn lưu động với lãi suất 5%/năm hỗ trợ các chi phí khai thác, hậu cần, thu mua hải sản đối với ngư dân, hộ gia đình tại địa bàn các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa – đều là những tỉnh trọng điểm có lực lượng đánh bắt xa bờ tại khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1, là ngư trường lớn nhất cả nước.
BIDV đã phát động và thực hiện chương trình An sinh xã hội vì biển đảo quê hương với chủ đề “Chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” sâu rộng đến từng cán bộ đoàn viên Công đoàn và Đoàn viên thanh niên với tổng kinh phí hỗ trợ 27,6 tỷ đồng, đồng thời trao tặng 02 tàu vỏ sắt cho Tỉnh đoàn Bình Định, Quảng Ngãi để góp phần thiết thực hỗ trợ lực lượng Thanh niên xung kích ra khơi.
Ngay khi Nghị định có hiệu lực và Thông tư hướng dẫn của NHNN được ban hành, BIDV sẽ ban hành Nghị quyết triển khai toàn diện chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản bao gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ an sinh xã hội, đầu tư phát triển biển đảo.
Ngoài gói tín dụng 3000 tỷ đồng thực hiện theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, BIDV cũng sẽ triển khai các gói tín dụng khác để hỗ trợ phát triển ngành thuỷ sản của Chính phủ, gồm:
- Gói 2.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp thi công đóng tàu nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp đóng tàu đảm bảo tiến độ đóng mới tàu cho ngư dân/chủ tàu.
- Gói 5.000 tỷ đồng theo hình thức BT, cho vay ứng trước đối với chương trình phát triển thủy sản do vốn Nhà nước bố trí.
- Gói 4.500 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến thủy hải sản.
- Gói 500 tỷ đồng gia tăng năng lực chế biến hải sản, cá ngừ đại dương.
Đây là những hành động thiết thực của BIDV nhằm góp phần phát triển nhanh, bền vững ngành thủy sản của đất nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
© Bản quyền 2018 thuộc về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SĐT tiếp nhận: 19009247 (Cá nhân)/ 19009248 (Doanh nghiệp)/(+84-24) 22200588 - Fax: (+84-24) 22200399
SĐT gọi ra: 024 22200588/ 0849351080/ 0822808588/ 0842152355/ 0766151080/ 0763238588/ 0784132388/ 0358201080/ 0357638588/ 0334282388
Email: bidv247@bidv.com.vn
Swift code: BIDVVNVX
Trang chủ
Cá nhân
Cá nhân cao cấp
Tuyển dụng