Vay tín chấp và vay thế chấp đều là những hình thức vay linh hoạt, giúp giải quyết khó khăn tạm thời về mặt tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên, hai hình thức vay sở hữu nhiều điểm khác biệt về điều kiện vay, lãi suất, hạn mức vay,..., phù hợp với những nhu cầu vay vốn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp, giúp khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho nhu cầu vay vốn của mình.
1. So sánh vay tín chấp và vay thế chấp
Những điểm khác biệt cơ bản về điều kiện vay, lãi suất, hạn mức vay,... của hình thức vay thế chấp và vay tín chấp được thể hiện trong bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí
|
Vay tín chấp
|
Vay thế chấp
|
Khái niệm
|
Là hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Khoản vay được cung cấp dựa trên uy tín của người vay.
|
Là hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Trong đó, giá trị tài sản cần bằng hoặc cao hơn khoản vay.
|
Tài sản đảm bảo
|
Không cần có
|
Bắt buộc có
|
Lãi suất
|
Cao hơn
|
Thấp hơn
|
Điều kiện vay
|
Đơn giản
|
Phức tạp hơn
|
Hồ sơ vay
|
Đơn giản
|
Phức tạp hơn vì cần thêm giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo
|
Thời gian xét duyệt từ khi nhận đủ hồ sơ
|
1 - 3 ngày
|
5 - 10 ngày
|
Hạn mức vay
|
Thấp
|
Cao, được quyết định dựa trên giá trị tài sản đảm bảo
|
Thời hạn cho vay
|
Ngắn hạn từ 1 - 5 năm
|
Dài hạn lên đến 35 năm
|
1.1. Tài sản đảm bảo
Để vay tín chấp, khách hàng không cần có tài sản đảm bảo và sự bảo lãnh từ tổ chức hoặc công ty. Thay vào đó, việc xét duyệt khoản vay hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng, bao gồm mức thu nhập ổn định hàng tháng, lịch sử tín dụng cá nhân,....
Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn A là nhân viên văn phòng với mức lương 15 triệu đồng/tháng và có lịch sử tín dụng tốt. Khách hàng A muốn vay 50 triệu đồng để tân trang lại nhà cửa. Nếu không có tài sản giá trị để đảm bảo khoản vay, khách hàng A có thể lựa chọn vay tín chấp tại ngân hàng BIDV.
Với hình thức vay thế chấp, khách hàng phải sử dụng các tài sản có giá trị cao để đảm bảo cho khoản vay. Tài sản đảm bảo thường là nhà ở, đất đai, xe ô tô,... do khách hàng trực tiếp đứng tên. Nếu khách hàng không có khả năng thanh toán đủ nợ, ngân hàng sẽ thu hồi tài sản để thanh toán khoản vay.
Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn B tiết kiệm được 750 triệu đồng, và cần thêm 750 triệu đồng để mua chung cư 1 phòng ngủ. Khách hàng B quyết định vay thế chấp tại BIDV với tài sản đảm bảo là căn chung cư chuẩn bị mua. Trường hợp khách hàng B không có khả năng thanh toán nợ, ngân hàng sẽ bán đấu giá căn chung cư để thu hồi khoản vay.
1.2. Lãi suất
Tại các ngân hàng hiện nay, lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với lãi suất vay thế chấp. Cụ thể:
- Vay tín chấp có mức lãi suất cao trong khoảng 7% - 21% (tùy chính sách từng ngân hàng). Do hình thức vay tín chấp không có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro ngân hàng phải chịu sẽ cao hơn, khả năng thu hồi nợ thấp hơn. Từ đó, ngân hàng cần tăng lãi suất cho vay để bù đắp thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.
- Vay thế chấp có mức lãi suất dao động từ 6% - 10% (tùy chính sách từng ngân hàng). Khách hàng vay thế chấp được hưởng mức lãi suất hấp dẫn hơn do có tài sản đảm bảo cho khoản vay, giúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ cho ngân hàng.
Lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với lãi suất vay thế chấp
1.3. Điều kiện vay
Hình thức vay tín chấp bao gồm các điều kiện đơn giản hơn so với vay thế chấp. Khách hàng có thể tham khảo chi tiết trong bảng dưới đây:
Điều kiện vay tín chấp
|
Điều kiện vay thế chấp
|
- Là công dân Việt Nam, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nơi cư trú và nơi làm việc thuộc khu vực có ngân hàng cho vay.
- Có nguồn thu nhập ổn định và khả năng thanh toán khoản nợ.
- Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu ở bất cứ ngân hàng nào.
|
- Nơi cư trú và nơi làm việc thuộc khu vực có ngân hàng cho vay.
- Sở hữu tài sản đảm bảo (nhà chung cư, nhà đất, xe ô tô...) có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, không thuộc diện tranh chấp.
- Có nguồn thu nhập ổn định và khả năng thanh toán khoản nợ.
- Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu ở bất cứ ngân hàng nào.
|
1.4. Hồ sơ vay
Hồ sơ vay thế chấp cần thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng và tính pháp lý của tài sản đảm bảo nên thường yêu cầu nhiều loại giấy tờ, tài liệu phức tạp hơn so với hồ sơ vay tín chấp. Khách hàng có thể tham khảo các giấy tờ cơ bản cần có trong hồ sơ tương ứng với từng hình thức vay tại bảng sau:
Hồ sơ vay tín chấp
|
Hồ sơ vay thế chấp
|
- Biểu mẫu đề nghị vay tín chấp của ngân hàng.
- Các giấy tờ tùy thân và giấy tờ về nơi ở hiện tại.
- Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính: Sao kê lương, hợp đồng lao động,...
- Hồ sơ về lịch sử tín dụng: Báo cáo điểm tín dụng, sao kê tài khoản ngân hàng,...
|
- Biểu mẫu đề nghị vay thế chấp của ngân hàng.
- Các giấy tờ tùy thân và giấy tờ về nơi ở hiện tại.
- Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân.
- Các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập.
- Tài liệu liên quan tới mục đích sử dụng vốn vay (mua nhà, du học, kinh doanh,...).
- Tài liệu về tài sản bảo đảm (hóa đơn, hợp đồng mua bán,...).
|
1.5. Thời gian xét duyệt
Thời gian ngân hàng xét duyệt vay tín chấp thường nhanh chóng, trong khoảng 1 - 3 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ. Ngân hàng sẽ căn cứ chính vào lịch sử tín dụng, thu nhập cố định và giá trị khoản vay của khách hàng để ra quyết định.
Tùy từng ngân hàng mà thời gian xét duyệt khoản vay thế chấp sẽ lâu hơn, giải ngân sau 3 - 5 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ. Ngân hàng sẽ cần thẩm định các khoản vay thế chấp kỹ hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh và tranh chấp pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo.
Thời gian xét duyệt khoản vay thế chấp lâu hơn do ngân hàng cần thẩm định kỹ lưỡng tài sản thế chấp
1.6. Hạn mức vay
Hạn mức vay tín chấp tại ngân hàng thấp hơn vay thế chấp, được xác định dựa trên lịch sử tín dụng và mức thu nhập cố định của khách hàng. Nếu khách hàng có lịch sử tín dụng tốt (không có khoản nợ xấu, nợ trễ hạn) thì ngân hàng có thể cấp hạn mức vay tối đa từ 10 đến 36 lần thu nhập bình quân.
Hạn mức vay thế chấp sẽ cao hơn do các khoản vay thế chấp được đảm bảo bởi tài sản có giá trị như bất động sản, xe cộ,... Khách hàng có thể vay ngân hàng từ 70% - 100% giá trị tài sản đảm bảo. Hạn mức vay cụ thể được xác định trên giá trị của tài sản thế chấp, chính sách của từng ngân hàng, tính thanh khoản của tài sản thế chấp và khả năng tài chính của khách hàng.
1.7. Thời hạn cho vay
Thời hạn vay tín chấp tại ngân hàng thường ngắn, từ 1 - 5 năm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động lãi suất và khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, các khoản vay tín chấp thường được sử dụng cho mục đích ngắn hạn như sửa chữa, vay tiêu dùng, du lịch,... nên thời hạn 1 - 5 năm là thời gian hợp lý để khách hàng thanh toán nợ đầy đủ.
Thời hạn cho các khoản vay thế chấp sẽ dài hơn, thường từ 5 - 20 năm, và tối đa lên tới 30 năm. Mục đích sử dụng khoản vay thế chấp thường là mua nhà ở, đất đai, du học,... đòi hỏi khách hàng cần có thời gian trả nợ dài.
2. Nên lựa chọn vay tín chấp hay vay thế chấp?
Vay tín chấp và vay thế chấp đều đáp ứng các nhu cầu tài chính cá nhân khác nhau. Do đó, việc phân tích kỹ tình hình tài chính hiện tại, mục đích sử dụng vốn và khả năng thanh toán là yếu tố then chốt giúp khách hàng đưa ra lựa chọn vay vốn phù hợp nhất.
- Vay tín chấp phù hợp với khách hàng không sở hữu tài sản giá trị cao, có nhu cầu vay vốn ít và cần được giải ngân nhanh chóng. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý rằng lãi suất vay tín chấp sẽ cao hơn so với khi vay thế chấp.
- Vay thế chấp phù hợp với khách hàng sở hữu tài sản giá trị, cần vay một khoản tiền lớn nhằm mục đích mua nhà, mua ô tô, kinh doanh,... Tài sản đảm bảo có thể là của riêng khách hàng hoặc được đồng sở hữu bởi vợ/chồng (trong trường hợp khách hàng đã kết hôn).
Việc phân tích kỹ tình hình tài chính hiện tại, mục đích sử dụng vốn và khả năng thanh toán là yếu tố then chốt giúp khách hàng đưa ra lựa chọn vay vốn phù hợp nhất
3. Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn uy tín
Việc lựa chọn ngân hàng phù hợp và uy tín sẽ giúp khách hàng đảm bảo được quá trình vay vốn diễn ra nhanh chóng, thành công. Khách hàng có thể áp dụng 4 kinh nghiệm vay vốn ngân hàng sau:
- Chọn ngân hàng uy tín, độ bảo mật cao: Khách hàng nên chọn vay vốn tại các ngân hàng lớn, có lịch sử lâu đời để được tham gia sản phẩm vay có lãi suất cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đây thường là những ngân hàng sở hữu công nghệ bảo mật hiện đại giúp khách hàng hạn chế bị rò rỉ thông tin và giao dịch cá nhân.
- Chọn ngân hàng có gói vay phù hợp nhất: Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng chính sách khác nhau về lãi suất, hạn mức vay, phí thẩm định, phí phạt trả nợ trước,... nên việc xem xét kỹ lưỡng các khoản phí giúp khách hàng lựa chọn được gói vay tiết kiệm và hiệu quả nhất. Ví dụ, khách hàng đang có nhu cầu vay ngân hàng mua nhà có thể tham khảo chương trình “Ưu đãi vay vốn mua nhà lãi suất chỉ từ 5%” của ngân hàng BIDV”.
- Chọn ngân hàng có điểm giao dịch thuận lợi: Khách hàng nên chọn ngân hàng có mạng lưới điểm giao dịch rộng, trải dài khắp các tỉnh thành, để tiết kiệm thời gian, công sức cho việc giao dịch, thanh toán định kỳ,...
- Chọn ngân hàng có đội ngũ cán bộ kinh nghiệm: Cán bộ ngân hàng sẽ là bạn đồng hành hỗ trợ khách hàng xuyên suốt quá trình tìm hiểu về sản phẩm vay, hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thực hiện nghĩa vụ thanh toán,... Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm để luôn được phục vụ tốt nhất.
Khách hàng có thể lựa chọn mua vay thế chấp mua nhà tại BIDV để đảm bảo quá trình vay vốn diễn ra nhanh chóng, thành công.
4. BIDV - Lựa chọn vay tín chấp và thế chấp uy tín, an toàn cho khách hàng
Ngân hàng BIDV là ngân hàng thương mại được tin tưởng bởi nhiều thế hệ khách hàng trong suốt 67 năm phát triển. BIDV sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, tận tâm, và không ngừng nỗ lực để đưa đến khách hàng những sản phẩm vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đây là lựa chọn vay tín chấp và thế chấp phù hợp, giúp khách hàng hiện thực hóa ước mơ cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, BIDV có 7 sản phẩm vay chính tùy theo nhu cầu khách hàng bao gồm: Vay mua nhà, vay mua ô tô, vay du học, vay sản xuất kinh doanh,... với nhiều đặc điểm nổi bật giúp khách hàng tối ưu lợi ích.
- Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện và khả năng xử lý yêu cầu vay nhanh chóng.
- Lãi suất cạnh tranh được tính trên dư nợ giảm dần để tiết kiệm tối đa chi phí vay cho khách hàng.
- Phương thức trả nợ và cách thức đảm bảo tiền vay linh hoạt.
- Luôn tư vấn miễn phí phương án vay vốn hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Để hiểu rõ hơn về hạn mức các gói vay cho khách hàng cá nhân tại BIDV, khách hàng có thể tham khảo TẠI Đ Y hoặc trong bảng sau:
Phân loại gói vay tại ngân hàng BIDV
|
Hạn mức gói vay tối đa
|
Vay thế chấp mua nhà
|
100% giá trị nhà ở
|
Vay thế chấp mua ô tô
|
100% giá trị xe
|
Vay thế chấp du học
|
100% tổng chi phí du học
|
Vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo (Vay tín chấp)
|
Lên đến 700 triệu đồng, trong đó hạn mức thấu chi lên đến 300 triệu đồng.
|
Có nhiều yếu tố cần được cân nhắc kỹ khi khách hàng đưa ra quyết định vay tín chấp và vay thế chấp. Hy vọng bài chia sẻ của BIDV đã cung cấp nhữn ng thông tin hữu ích, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn gói vay hiệu quả và địa chỉ vay vốn phù hợp.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ vay thế chấp tại ngân hàng BIDV, khách hàng vui lòng truy cập website https://www.bidv.com.vn hoặc liên hệ hotline 1900 9247, các phòng giao dịch BIDV trên toàn quốc để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.