Quản lý tài chính cá nhân từ sớm là cách để xây dựng nền tảng tài sản bền vững, giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình trong tương lai. Học cách tiết kiệm, cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm, lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả là những thói quen tốt để quản lý tiền bạc hiệu quả.
1. Xác định mục tiêu tài chính
Bước đầu tiên để xây dựng tương lai tài chính bền vững là xác định rõ ràng mục tiêu tài chính của bạn. Mục tiêu này có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, ví dụ như: mua nhà, mua xe, cho con đi du học, nghỉ hưu sớm,...
Khi xác định mục tiêu, bạn cần cụ thể hóa về số tiền cần thiết, thời gian thực hiện và các bước hành động để đạt được mục tiêu.
Xác định mục tiêu tài chính trước khi bắt đầu thực hiện
2. Lập kế hoạch chi tiêu
Việc lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn kiểm soát được dòng tiền và sử dụng tiền một cách hiệu quả.
- Hãy ghi chép lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn trong một tháng để biết rõ mình đang dùng tiền vào việc gì.
- Sau đó, hãy phân chia thu nhập của bạn thành các khoản chi tiêu thiết yếu, chi tiêu không thiết yếu và tiết kiệm.
- Cố gắng hạn chế chi tiêu cho những khoản không thiết yếu và dành ra một khoản nhất định để tiết kiệm mỗi tháng.
3. Tiết kiệm ngay từ hôm nay
Ngoài các khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày, bạn luôn cần có sẵn một khoản dự phòng để dùng cho các trường hợp ốm đau hay tai nạn. Theo các chuyên gia Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York từng tiết lộ, 2.000 USD là số tiền trung bình một người bình thường sẽ cần để giải quyết khủng hoảng bất ngờ.
Chính vì vậy, tiết kiệm từ sớm là rất quan trọng và bắt buộc để có nền tảng tài chính vững chắc và an toàn. Chỉ khi có một khoản dự phòng, bạn mới có thể tính tới chuyện dành tiền cho các mục tiêu khác như mua nhà, đổi xe mới hay đầu tư,…
Hãy tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ
4. Cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm
Khi còn trẻ, bạn thường dành nhiều tiền cho việc trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống bằng những việc mua sắm, đi du lịch,… Vì thế nhiều lần chưa tới cuối tháng bạn đã trở về với chiếc “túi rỗng” và mọi mục đích tiết kiệm đặt ra ban đầu đều không thể thực hiện được. Để tránh việc tiêu xài hoang phí, bạn cần cân bằng giữa chi tiêu ngắn hạn và tiết kiệm dài hạn.
Một điều quan trọng khác, bạn cần tăng mức tiết kiệm theo % thu nhập thay vì chi tiêu nhiều hơn. Hãy tạo động lựa cho chính mình, cố gắng duy trì mức chi tiêu hợp lý và tiết kiệm nhiều nhất có thể để đặt nền móng cho tương lai tài chính bền vững của bạn.
5. Chọn kênh đầu tư hiệu quả
5.1. Lời khuyên khi chọn kênh đầu tư
Đừng nên tin vào những quảng cáo trên mạng xã hội, những cách thức làm giàu nhanh chóng, lời khuyên cho bạn là hãy nhớ sự giàu có thực sự và chắc chắn cần phải được xây dựng theo thời gian. Những kênh đầu tư sinh lời cao thường đi cùng với mạo hiểm và rủi ro mất vốn có thể xảy ra.
Nếu bạn là nhân viên văn phòng, làm công ăn lương hoặc bạn là những người trẻ thì bạn nên chọn kênh đầu tư an toàn cao, sinh lời ổn định và khả năng bảo toàn vốn tối ưu. Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những kênh đầu tư ít rủi ro và an toàn. Sở dĩ gửi tiền vào ngân hàng là sự lựa chọn của nhiều người do có những ưu điểm như đa dạng kỳ hạn, lãi suất linh hoạt với từng kỳ hạn, tính thanh khoản cao (bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào cần), cầm cố để vay khi cần,…
5.2. BIDV - kênh đầu tư tài chính hiệu quả
Dưới đây là một số ưu điểm của việc gửi tiết kiệm tại BIDV:
- Lãi suất cạnh tranh: BIDV luôn áp dụng mức lãi suất cạnh tranh cho các sản phẩm tiết kiệm.
- Uy tín: BIDV là một trong những ngân hàng lớn và uy tín nhất Việt Nam với gần 70 năm kinh nghiệm hoạt động.
- An toàn: Tiền gửi tiết kiệm tại BIDV được bảo đảm bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Linh hoạt: BIDV cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Tiện lợi: Khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm tại tất cả các chi nhánh/phòng giao dịch của BIDV trên toàn quốc hoặc thông qua các kênh giao dịch trực tuyến như: BIDV Internet Banking, BIDV Mobile Banking.
Như vậy, nếu muốn có một tương lai tài chính tốt thì bạn cần bắt đầu quản lý tài chính cá nhân từ sớm, duy trì thói quen tiết kiệm, cân đối chi tiêu và đầu tư hiệu quả. Bằng cách xây dựng những thói quen này, bạn sẽ tạo nên nền tảng tài chính vững chắc, giúp bạn đạt được các mục tiêu dài hạn và đảm bảo sự ổn định tài chính cho tương lai.