Quản trị doanh nghiệp

  • Nhằm cung cấp cho các khách hàng dịch vụ tài
    chính – ngân hàng hiện đại, an toàn, Ngân
    hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam
    (BIDV) không
    ngừng mở rộng thiết lập quan hệ
    với các định chế tài chính nước ngoài. Trong bối
    cảnh toàn cầu hóa, rủi ro liên quan đến rửa tiền/
    tài trợ khủng bố là
    một thách thức với hệ thống
    ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
  • Với mục tiêu nhận diện, giảm thiểu và quản lý hiệu quả các rủi ro về rửa tiền/tài trợ khủng bố có thể phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm,
    dịch vụ cho khách hàng, BIDV đã triển khai công tác Phòng, chống rửa tiền một cách toàn diện trên các phương diện (i) Thiết lập cơ cấu tổ chức thực
    hiện công tác tuân thủ theo mô hình 3 tuyến bảo vệ; (ii) Xây dựng Quy định Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố; giám sát triển khai
    Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố và cập nhật kịp thời đảm bảo đáp ứng yêu cầu pháp luật và thông lệ quốc tế; (iii) Đầu tư hệ thống
    công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ thực hiện công tác Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố.
  • Với mục tiêu nhận diện, giảm thiểu và quản lý
    hiệu quả các rủi ro về rửa tiền/tài trợ khủng bố
    có thể phát sinh trong quá trình cung cấp sản
    phẩm, dịch vụ cho khách hàng, BIDV đã triển
    khai công tác PCRT một cách toàn diện trên
    các phương diện (i) Thiết lập cơ cấu tổ chức
    thực hiện công tác tuân thủ theo mô hình 3
    tuyến bảo vệ; (ii) Xây dựng Quy định Phòng,
    chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố; giám
    sát triển khai Phòng, chống rửa tiền & chống
    Tài trợ khủng bố và cập nhật kịp thời đảm bảo
    đáp ứng yêu cầu pháp luật và thông lệ quốc tế;
    (iii) Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện
    đại, hỗ trợ thực hiện công tác Phòng, chống rửa
    tiền & chống Tài trợ khủng bố.
  • Công tác Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ
    khủng bố của BIDV luôn được các cơ quan có
    thẩm quyền trong nước và các tổ chức quốc tế
    đánh giá
    cao. BIDV đã phân công Trưởng Khối
    Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ phụ trách công
    tác Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ
    khủng bố và xây
    dựng cơ cấu nhân sự đồng bộ
    từ Trụ sở chính đến các chi nhánh. Mọi giao dịch
    tại BIDV phải tuân thủ chính sách chấp nhận
    khách hàng của BIDV,
    bảo đảm không vi phạm
    chính sách cấm vận. Trong đó, BIDV không thiết
    lập quan hệ/giao dịch với một số đối tượng
    khách hàng/giao dịch cụ thể.
    BIDV đã thiết lập
    các quy định cụ thể về yêu cầu nhận biết khách
    hàng (KYC), đánh giá tăng cường (EDD), nhận
    biết, báo cáo và xử lý giao dịch đáng
    ngờ. Bên
    cạnh đó BIDV cũng đã xây dựng và triển khai
    quy trình đánh giá rủi ro toàn ngân hàng trên
    các phương diện khách hàng, sản phẩm, kênh

    phân phối, quốc gia/khu vực địa lý, làm căn cứ
    để đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro một
    cách hiệu quả, kịp thời theo các cấp độ rủi ro về
    rửa
    tiền/tài trợ khủng bố.
  • BIDV cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn cao
    nhất về Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ
    khủng bố của pháp luật Việt Nam và thông lệ
    quốc tế,
    tăng cường áp dụng các biện pháp
    thích hợp nhằm phát hiện, ngăn ngừa hiệu quả
    các rủi ro liên quan đến rửa tiền/tài trợ
    khủng bố.
  • BIDV luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
    chất lượng cao, thông qua các khóa đào tạo tập
    trung hoặc trực tuyến, hàng năm tất cả các cán
    bộ
    BIDV đặc biệt là cán bộ trực tiếp giao dịch
    đều được đào tạo, cập nhật kiến thức về Phòng,
    chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố. Cán
    bộ mới được
    tuyển dụng phải được đào tạo về
    Phòng, chống rửa tiền & chống Tài trợ khủng bố
    trong vòng 6 tháng.
  • Đạo luật FATCA (Foreign Account Tax
    Compliance Act) được ban hành vào tháng
    03/2010 nhằm hỗ trợ Sở thuế vụ Mỹ (IRS) ngăn
    ngừa việc trốn thuế
    của cá nhân, tổ chức Mỹ đối
    với nguồn thu nhập có nguồn gốc từ Mỹ thông
    qua đầu tư các tài sản và công cụ tài chính tại
    các tổ chức tài chính và các
    công ty tài chính
    bên ngoài Mỹ. Các tổ chức tài chính và các công
    ty tài chính bên ngoài Mỹ không tuân thủ sẽ trở
    thành đối tượng chịu khấu trừ 30%
    thu nhập áp
    dụng cho các khoản thu nhập có nguồn gốc từ
    Mỹ, bao gồm tiền lãi, cổ tức nhận được, thu
    nhập từ việc bán hoặc thanh lý các tài sản
    phát
    sinh lãi/cổ tức của Mỹ bắt đầu áp dụng từ
    01/7/2014 và bị khấu trừ 30% thuế đối với các
    khoản thanh toán trung gian/chuyển tiếp từ bất
    kỳ tổ
    chức tài chính tuân thủ nào kể từ
    01/01/2017.
  • Đạo luật FATCA ra đời ảnh hưởng đến toàn bộ
    các định chế tài chính trên thế giới, khách hàng
    của các ĐCTC, mối quan hệ với các ngân hàng
    đại lý.
    Tại BIDV, để bảo đảm uy tín của BIDV,
    duy trì mối quan hệ với các TCTC nước ngoài
    (đặc biệt là các TCTC Mỹ), quyền lợi của khách
    hàng, từ năm
    2014 BIDV đã chủ động đăng ký
    tuân thủ FATCA đúng thời hạn và được cấp mã
    GIIN (mã số nhận dạng trung gian toàn cầu).
    BIDV và các công ty
    con, chi nhánh của BIDV
    gồm BSC, LVB, Chi nhánh Yangon đã đăng ký
    tuân thủ FATCA theo mô hình nhóm liên kết mở
    rộng (EAG) và được IRS phê
    duyệt. Ngày
    30/06/2014, BIDV được công nhận là tổ chức tài
    chính tuân thủ trực tiếp (PFFI). Từ tháng 8/2016,
    sau khi chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ
    đạt được
    thỏa thuận liên chính phủ, BIDV đã được công
    nhận tuân thủ theo mô hình IGA1 (Các TCTC
    báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN

    đầu mối báo cáo Sở thuế vụ Mỹ).
  • BIDV đã xây dựng các quy định, quy trình nội
    bộ, tận dụng nguồn lực hệ thống sẵn có để triển
    khai thu thập, theo dõi thông tin khách hàng và
    báo
    cáo, bảo đảm công tác tuân thủ FATCA
    được triển khai đồng bộ và thống nhất trong
    toàn hệ thống.
  • BIDV cam kết tuân thủ đầy đủ yêu cầu của Đạo
    luật FATCA trong khuôn khổ Hiệp định IGA1
    giữa Việt Nam và Mỹ.

Ngày 01/04/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp, trong đó quy định các nội dung
về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Từ
01/01/2021 theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, BIDV được xác
định là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ, vì vậy BIDV thuộc đối tượng
điều chỉnh của Nghị định số 47/2021/NĐ-CP. BIDV
cam kết bảo đảm công tác công bố thông tin đầy đủ
và đúng thời hạn theo các quy định tại Nghị định tới
các cơ quan quản lý.

Kết quả gợi ý
Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Tìm thấy Kết quả
Συμπληρωματικό περιεχόμενο
${loading}